KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

----------*****----------

Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng cây nhãn và chút kinh nghiệm chăm sóc cây là có thể dễ dàng trồng cải thiện thu nhập

  1. Mùa vụ

Nếu có đủ nước tưới thì nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10 - 11 vì đến mùa nắng có đầy đủ ánh sáng cây sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 4 - 5 thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều đất dễ bị lèn, nhãn chết do nghẹt rễ.

  1. Chuẩn bị đất trồng
  • Chuẩn bị đất trồng: Bộ rễ nhãn có khả năng chịu nước kém, nên bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rể và làm cho cây bị chết. Do đó, người trồng nhãn cần chú ý đến việc làm bờ bao quanh, rãnh  thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng nhãn trên cao, mô đất đắp thành hình tròn rộng 60 – 80cm, cao 50 – 70cm. Trong đó, đất trộn với 10 – 15kg phân chuồng ủ hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân và nên chuẩn bị mô từ 15 – 30 ngày trước khi trồng. Đặc biệt, ở một số vùng do địa hình thấp nên khi trồng cây nhãn phải đào mương, lên liếp. Tùy theo độ cao của vườn mà đào mương sâu hay cạn, liếp rộng hay hẹp. Thường liếp có chiều rộng 8m, mương rộng 3 – 4m, sâu 1 – 2m.
  • Khoảng cách trồng nhãn tùy thuộc vào đất đai và mô hình trồng, có thể chọn khỏang cách thích hợp là 6 x 5m, 6 x 6m, tương đương khoảng 300 - 350 cây/ha. Trong những năm đầu, khi cây chưa lớn, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, đu đủ…
  1. Giống
  • Nhãn là cây ăn quả á nhiệt đới có tên khoa học là Dimocarpus longan, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
  • Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều giống nhãn như nhãn tiêu da bò, nhãn giồng da bò, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Super, nhãn hồng, thái long tiêu, Dona, Hưng Yên, Nhãn long, nhãn đường phèn, nhãn muộn, nhãn Hương Chi, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu... và mỗi giống nhãn có một đặc tính sinh thái khác nhau phù hợp với đặc điểm đất đai khí hậu các vùng miền khác nhau, dưới đây là đặc điểm sinh thái một số giống nhãn được trồng phổ biến ở vùng Nam Bộ.
  1. Nhãn xuồng cơm vàng

Nhãn xuồng cơm vàng là giống có nhiều triển vọng, khả năng sinh trưởng khá. Cây 15 – 20 tuổi năng suất trung bình 100 – 140 kg quả/cây/năm, mỗi năm cây cho quả một vụ. Quả trên chum to đều, vỏ quả khi chín có màu vàng da bò, trọng lượng trung bình của quả đạt 15 – 16g/quả, cùi có màu trắng hanh vàng, thịt quả dầy từ 5,5 – 6,2mm, cùi ráo, dai, giòn, ngọt và có mùi thơm, dung để ăn tươi là chính.

  

Hình 1: Nhãn xuồng cơm vàng

  1. Nhãn tiêu da bò

Nhãn tiêu da bò: Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường... là những giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3 vụ trái. Cây 8 – 10 năm tuổi có năng suất trung bình 120 – 180 kg quả/cây/năm. Trái chín có màu da bò, trọng lượng quả trung bình 8 – 12 g/quả, cơm khá dày 5 – 6 mm, hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít mùi thơm.

Hình 2: Nhãn tiêu da bò

  1. Nhãn long và nhãn giồng da bò
  • Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước...
  • Nhãn giồng da bò: Trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống nhãn có phẩm chất khá ngon, cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi năm chỉ cho 1 vụ trái nên năng suất không cao.
  1. Nhân giống
  • Gieo hạt: Hạt lấy về cần xử lý gieo ngay. Ngâm hạt nửa ngày, vớt ra, ngâm vào nước vôi trong, sau 2-3 giờ vớt ra, ủ vào đất cát ẩm 2-4 ngày. Khi ngâm hạt nhú ra đem gieo.

   

  Hình 3: Kỹ thuật gieo hạt trên bầu        Hình 4: Che phủ luống sau gieo hạt

  • Chiết cành: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất vì cây chiết có nhiều ưu điểm như mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có bộ rễ ăn cạn nên thích hợp với vùng đất có mực thủy cấp cao như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, cây chiết cũng có mặt hạn chế là cây mau già, dễ bị đổ ngã nếu bị gió bão vì bộ rễ ăn cạn, phương pháp này có hệ số nhân giống thấp...

   

Hình 5: Bầu của cành chiết sau khi bọc nilon  Hình 6: Bầu chiết có rễ đủ tiêu chuẩn

  • Tháp bo (ghép nêm): Đây là phương pháp đang được nông dân sử dụng để cải tạo những vườn nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn tiêu da bò hoặc nhãn xuồng lên gốc long nhãn, sau khi xác định việc tháp bo đã thành công thì tiến hành cắt bỏ toàn bộ tán cây nhãn long phía trên chỗ tháp. Cây nhãn long 1-2 năm tuổi thì có thể tháp trực tiếp lên gốc, cây lớn hơn thì tháp lên cành, nhưng không nên tháp ở vị trí cao và cành lớn vì dễ bị tét, gãy nhánh sau này. 

  

Hình 7: Hình minh họa về ghép nêm                 Hình 8: Cây nhãn ghép nêm

 

  1. Cách trồng
  • Khoảng cách: Nhãn tiêu thường được trồng với khoảng cách 8 - 10m, nhãn long 6 - 8m. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi, đu đủ hoặc trồng nhãn dày hơn với khoảng cách 4m/cây. Đến khi giáp tán thì tỉa bỏ cây giữa.
  • Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

  

Hình 9&10: Khoảng cách và cách trồng cây nhãn

  1. Chăm sóc và phân bón
  2. Chăm sóc và tưới tiêu
  • Đắp mô, bồi liếp: Trong 2 năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Tới năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên vét bùn non ở đáy mương bồi thêm một lớp mỏng 2-3cm ngay sau khi làm gốc, bón phân, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ giúp đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển.
  • Làm cỏ, xới xáo: Cần thường xuyên làm cỏ để tránh c��nh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại. Kết hợp xới xáo đất giúp đất thông thoáng nhằm giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất, không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn nhãn nói riêng và vườn cây ăn trái nói chung.
  • Tưới tiêu: Cần cung cấp nước thường xuyên trong mùa nắng khi cây còn nhỏ, nhất là trên vùng đất pha cát, đất đồi dốc rất dễ bị thiếu nước. Cây trưởng thành chịu đựng khô hạn khá hơn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước vào các giai đoạn cần thiết như giai đoạn ra hoa, kết trái. Nên tưới nước cho cây từ khi bắt đầu ra hoa, trái phát triển và sau khi thu hoạch. Bắt đầu ngừng tưới ngay khi xử lý ra hoa cho cây để kích thích sự phân hóa mầm hoa.
  • Có thể sử dụng các phương pháp tưới khác nhau, tuỳ thuộc điều kiện thực tế như: tưới rãnh, tưới phun, tưới nhỏ giọt...
  • Với cây con ở giai đoạn mới trồng cần thường xuyên giữ ẩm cho vùng đất xung quanh bộ rễ cây. Tiêu úng kịp thời khi lượng nước dư thừa. Nhãn là cây cần nhiều nước nhưng bộ rễ nhãn lại chịu úng kém nên việc tưới tiêu cần phải chú ý không tưới một lần quá nhiều dễ gây nên hiện tượng nghẹn rễ. Vì vậy chu kì tưới cho cây nhãn vào mùa nắng là mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới cho mỗi gốc là 3 – 3.5 lít/ gốc đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, và 4 – 5 lít/gốc với tưới béc thông thường.
  1. Bón phân

Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau

Bón lót: Trước khi trồng bón lót 10 – 15kg phân chuồng ủ hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân cho mỗi gốc kết hợp phun Zap và Agave – Promax để giải độc đất, hạn chế và kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng, rệp sáp. Pha với liều lượng 1 lít Zap hoặc Agave – Promax với 2.000 lít nước cho 1 ha để tưới gốc và sử dụng khi đất đủ ẩm. có thể pha kết hợp cả Zap và Agave – Promax để giảm chi phí và nhân công.

  1. Bón phân theo kiểu truyền thống
  • Cây 1 - 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 - 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 – 20 – 15 –Te hoặc 16 – 16 – 8 – 13S –Te với liều lượng 200 – 250kg/ha. Lượng phân này được chia đều làm 3 - 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới. Cây  nhãn trong thời gian này phát triển mạnh về bộ rễ và sinh trưởng cành lá, vì vậy ngoài phân bón NPK nên kết hợp sử dụng phân Mỹ nhập khẩu Vitol để bổ sung dinh dưỡng và kích thích sinh trưởng cành lá với liều lượng 1 lít Vitol với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát, nên sử dụng 2 – 3 lần trong 1 năm. Pha 5 – 7 ml NANO 888 với 3 – 4 lít nước tưới đều quanh gốc nhãn để kích thích ra rễ, bén rễ nhanh sau khi trồng, sử dụng với chu kỳ 25 – 30 ngày/lần.

Lưu ý: Do bộ rễ nhãn chịu úng kém, nên việc sử dụng phân bón để tưới gốc nên chia nhỏ ra và tưới nhiều lần để có thể cung cấp cho cây nhãn lượng nước và phân bón vùa đủ để bộ rễ hấp thu 1 cách tốt nhất. tránh tình trạng bón và tưới phân dồn dập cùng 1 lúc gây quá tải gây nghẹt rễ.

  • Thời kỳ kinh doanh: Ở thời kỳ này lượng phân bón và số lần bón phụ thuộc vào tuổi và năng suất của vườn nhãn để có liều lượng phân bón để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Thường thì chia làm 5 lần bón trong 1 năm.

+ Lần 1: Vào đầu tháng 2, lúc cây phân hóa mầm hoa nên dùng phân bón NPK 15 – 15 – 15 – CaO + Te với liều lượng 200 – 250kg/ha. Phun phân bón Breakout kết hợp với phân bón Vitol để thúc đẩy cây phân hóa mầm hoa, ra hoa nhiều và đồng loạt. Pha với liều lượng 1 lít Breakout với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát, đối với tưới thủ công với bình 20 lít thì pha với lượng phân bón là 25 – 30 ml tưới cho 6 – 7 gốc nhãn. Với Vitol cũng pha với liều lượng tương tự hoặc có thể bón kết hợp cả Breakout và Vitol cùng 1 lúc để giảm chi phí tưới và công tưới.

+ Lần 2: Vào đầu tháng 4, bón phân NPK 15 – 15 – 15 – CaO + Te với liều lượng 200 – 250kg/ha, phun phân Breakout để thúc đẩy cho hoa nở đồng loạt và các chùm hoa phát triển tốt, ngăn chặn rụng hoa và quả non có tác dụng tích cực đến việc đậu quả sai. Pha với liều lượng 1 lít Breakout với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Lần 3: Vào tháng 6, bón phân NPK 15 – 9 – 21 – Bo + Te với liều lượng 200 – 250kg/ha, phun phân Jackpot kết hợp với phân bón Vitol để nuôi dưỡng trái lớn nhanh, to trái để tăng năng suất và chất lượng trái. Pha với liều lượng 1 lít Jackpot với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát, đối với tưới thủ công với bình 20 lít thì pha với lượng phân bón là 25 – 30 ml tưới cho 6 – 7 gốc nhãn. Với Vitol cũng pha với liều lượng tương tự hoặc có thể bón kết hợp cả Jackpot và Vitol cùng 1 lúc để giảm chi phí tưới và công tưới.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, , bón phân NPK 15 – 9 – 21 – Bo + Te với liều lượng 200 – 250kg/ha, phun phân Jackpot để dưỡng trái để trái chín đồng loạt, màu sắc đồng đều, ngăn chặn hiện tượng rụng, nứt và thối trái. Pha với liều lượng 1 lít Jackpot với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Lần 5: Cuối tháng 8 đầu tháng 9 (sau thu hoạch khoảng 15 ngày), đây là đợt bón chủ lực trong cả năm. Sau khi thu hoạch vườn nhãn sẽ được xới rãnh để bón phân hữu cơ (phân chuồng) mỗi gốc 5 – 7 kg và NPK 25 – 12 – 10 – MgO + Te nên phun Zap Agave – Promax để giải độc đất, hạn chế và kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng, rệp sáp. Kết hợp với phân Vitol để nhằm phục hồi sức sinh trưởng cho cây, ra cành khỏe, lá xanh tốt. Pha với liều lượng 1 lít Zap hoặc Agave – Promax với 2.000 lít nước cho 1 ha để tưới gốc và sử dụng khi đất đủ ẩm. có thể pha kết hợp cả Zap Agave – Promax để giảm chi phí và nhân công tưới. Với phân Vitol pha với liều lượng 1 lít phân với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng phân NANO 888 để phục hồi bộ rễ nhanh sau thu hoạch giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn với liều lượng pha 25-30ml NANO 888 với 16 lít nước để tưới đều quanh gốc (8 – 10 lít/ha).

   

Hình 11&12: Chăm sóc bón & tưới phân cho vườn nhãn

  1. Bón kết hợp tưới nhỏ giọt

Đối với bón phân theo hệ thống tưới nhỏ giọt thì lượng phân bón và thời điểm bón cũng chia làm các lần như bón thông thường nhưng phân bón được pha loãng và bón theo hệ thống tưới mỗi ngày. Do lượng phân bón được cung cấp mỗi ngày, mặt khác dòng phân dùng để bón cùng hệ thống tưới nhỏ giọt có bổ sung các chất dễ hòa tan và hấp thu nên bộ rễ không bị quá tải mà có thể hấp thu hết hoàn toàn lượng phân bón, vì vậy khi sử dụng hệ thống bón tưới nhỏ giọt thì hàm lượng phân bón sẽ giảm đi từ 20 – 30% , lượng nước tưới cũng giảm đi 1 cách đáng kể.

Dự trù kinh phí phân bón cho vườn nhãn thời kỳ kinh doanh theo hệ thống tưới nhỏ giọt:

Thời gian bón

Loại phân

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Thời kỳ kinh doanh

(tính 1 năm)

Phân chuồng

2.000

1.000

2.000.000

NPK 25-12-10+MgO +Te

200

9.700

1.940.000

NPK 15–15–15+CaO+Te

400

9.500

3.800.000

NPK 15–9–21+ Bo+Te

400

9.500

3.800.000

NANO 888

10

53.000

530.000

Vitol 8-16-4

3

350.000

1.050.000

Breakout 4-14-2

2

350.000

700.000

Jackpot 0-1-20

2

350.000

700.000

Zap

1

475.000

475.000

Agave – Promax

1

615.000

615.000

Tổng chi phí

15.610.000

 

  Bảng định lượng phân bón g(ml)/cây/ngày.

Loại phân

Số lượng

  •  

NPK 25-12-10+MgO +Te

200

  1.  

NPK 15–15–15+CaO+Te

400

  1.  

NPK 15–9–21+ Bo+Te

400

  1.  

NANO 888

10

  1.  

Vitol 8-16-4

3

  1.  

Breakout 4-14-2

2

  1.  

Jackpot 0-1-20

2

  1.  

Zap

1

  1.  

Agave – Promax

1

  1.  
  1. Điều khiển ra hoa

Điều khiển ra hoa có 2 cách:

  • Cắt bớt đọt cành cũ dài khoảng 10-20 cm kể từ đọt cành để kích thích cây ra đọt mới. Sau khi cắt 10-15 ngày nhánh sẽ ra đọt non đầu tiên lúc này tiến hành bón phân. Khoảng 10-15 ngày sau khi cắt, cành sẽ cho ra đọt non đầu tiên, bón phân cho cây. Khi lá đọt non bắt đầu chuyển sang màu xanh thì tiến hành khoanh vỏ để kích thích cho cây ra hoa. Dùng dao hay cưa khoanh vỏ theo đường xoắn ốc (hai đầu vết khoanh không liền nhau) trên cành chính, chiều rộng vết khoanh khoảng 5mm, cạn để cành mau tái tạo tượng tầng libe gỗ (sau 1-1,5 tháng là vừa).

Có thể dùng dây nylon hay băng keo băng vết khoanh lại để hạn chế cành liền vỏ nhanh làm giảm ảnh hưởng ra hoa. Tránh khoanh gốc vì cây dễ bị suy kiệt và chết. Chú ý chỉ khoảng 2/3 hoặc ¾ số cành. Chừa lại một cành để nuôi rễ. Sau khi khoanh vỏ tưới nước thường xuyên, hạn chế bón phân (nhất là phân đạm) trong giai đoạn này vì sẽ làm cây ra lá nhiều hơn ra hoa. Bắt đầu bón phân trở lại sau khi trái có đường kính khoảng 1 cm. Thời gian khoanh gốc đến ra hoa khoảng 1-1,5 tháng. Sau khi khoanh có thể dùng các loại thuốc gốc đồng quét lên vết khoanh để tránh nhiễm trùng.

  • Ngoài ra, nông dân còn xử lý ra hoa bằng cách phun KNO3 1% lên mầm hoa (sau khi đọt ra lá lụa).

Mỗi năm chỉ nên xử lý một lần vào vụ nghịch, đối với chính vụ thì chí cắt tỉa cành, bón phân, tưới nước giúp cây ra hoa tự nhiên. Đối với nhãn Tiêu da Bò có thể xử lý 2 vụ trong một năm ruỡi.

   

       a)                                                                     b)  

Hình 13: Khoanh cành kích thích ra hoa nhãn. a) nhãn tiêu da bò. b) nhãn xuồng cơm vàng

 

  1. Thu hoạch

Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ quả hơi sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen (trừ giống có hạt màu đỏ) thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu  hoạch vào đúng giữa trưa khi tròi quá nóng.

Không cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc vụ sau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng khỏe hoặc đối với những giống chín sớm, cắt chùm quả có kèm theo một đoạn cành quả chỗ có lá mọc sít nhau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng yếu hoặc đối với những giống chín muộn, cắt chùm quả không kèm theo lá của cành quả. Khi thu hoạch quả, nên có thang và sử dụng kéo cắt chùm quả để tránh gãy cành.

 

Hình 14: Thu hoạch nhãn

 

 

Thông tin liên quan